Cần đưa việc đòi nợ thuê vào khuôn khổ PDF. In
Thứ ba, 08 Tháng 1 2013 07:03

 

Luật pháp về hoạt động đòi nợ thuê chỉ dừng ở quy định chung chung. Nhân viên đi đòi nợ cố tình để đầu trọc, điệu bộ dữ dằn, ăn mặc thiếu vải khoe những hình xăm, hình dán vằn vện uy hiếp tinh thần con nợ…

Trên số trước chúng tôi nêu việc các công ty đòi nợ thuê dùng nhiều chiêu thức không giống ai khi thực hiện việc đòi nợ nhưng khi con nợ cầu cứu thì công an khó can thiệp vì thiếu quy định cụ thể để điều chỉnh.

Thiếu quy định cụ thể

Đại tá Nguyễn Văn Dung, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) - Công an TP.HCM (ảnh), cho biết: Phòng PC64 thường xuyên kiểm tra, quản lý theo thẩm quyền để tránh việc các công ty đòi nợ vi phạm pháp luật hoặc đòi nợ theo kiểu xã hội đen. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành thiếu quy định cụ thể cho hoạt động của dịch vụ đòi nợ. Cơ sở pháp lý điều chỉnh cho lĩnh vực dịch vụ đòi nợ chỉ có Nghị định 72/2009 của Chính phủ và Thông tư 33/2010 của Bộ Công an nhưng chỉ dừng ở quy định chung chung, rất khó xử lý khi xảy ra việc.

Chẳng hạn, đồng phục của nhân viên dịch vụ đòi nợ không thấy quy định như thế nào nên họ ăn mặc tùy tiện. Nhiều trường hợp nhân viên đi đòi nợ cố tình để đầu trọc, điệu bộ dữ dằn, ăn mặc thiếu vải nhằm khoe những hình xăm, hình dán vằn vện để uy hiếp tinh thần của con nợ nhưng khó xử lý. Ngoài ra, cách thức đòi nợ thế nào, mức độ nào, hành vi gì được phép… cũng chưa thấy có quy định cụ thể.


Tháng 4-2009, TAND TP Hà Nội xử 33 bị cáo,
nguyên là lãnh đạo, nhân viên thuộc Công ty Cổ phần
Thu hồi nợ Phương Đông về tội cưỡng đoạt tài sản
và bắt giữ người trái pháp luật. Ảnh: TL

Ngay cả việc công ty dùng băng rôn để đòi nợ cũng không có quy định cấm hay không. Tuy nhiên, nếu treo băng rôn gây mất trật tự trị an thì công an cơ sở sẽ xử lý hành vi gây rối trật tự. “Nội dung băng rôn có chi tiết sai sự thật gây thiệt hại đến danh dự, uy tín của con nợ thì con nợ có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, nếu nội dung băng rôn có thông tin không chính xác, sai sự thật thì có dấu hiệu cấu thành tội vu khống. Nếu các công ty đòi nợ có các hành vi la lối, gây rối, đe dọa, gửi vòng hoa, quan tài… thì con nợ cần báo ngay cho công an địa phương để xử lý, răn đe” - ông Dung nói.

Lách luật?

Nói về thực trạng hoạt động của các công ty đòi nợ thuê, Đại tá Dung thông tin: Hiện TP có 19 cơ sở kinh doanh với 147 người hoạt động đòi nợ thuê. Hầu hết các cơ sở dịch vụ đòi nợ khi thực hiện hợp đồng đòi nợ đã thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật như ủy quyền, thông báo cho công an phường, xã nơi đến thực hiện hợp đồng đòi nợ, thông báo cho con nợ biết khi hợp đồng… Tuy nhiên, vẫn còn công ty chưa thực hiện theo quy định như: hoạt động không đúng địa chỉ đăng ký, tuyển dụng nhân viên chưa đảm bảo tiêu chuẩn, thiếu bằng cấp, chưa báo cáo danh sách nhân viên đòi nợ cho công an phường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự… Một số văn phòng đại diện cho các công ty tại tỉnh, thành khác đóng tại TP.HCM không có chức năng kinh doanh trong giấy phép và thuộc diện xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự nhưng sử dụng pháp nhân của công ty để ký hợp đồng đòi nợ…

Các công ty đòi nợ bị công an xử phạt

- Tháng 10-2012, Công ty TNHH Dịch vụ Đòi nợ Thành Công (47/13A Lạc Long Quân, phường 1, quận 11, văn phòng đại diện tại đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3) sử dụng người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn bị PC64 xử phạt 350.000 đồng.

- Công ty TNHH Thu hồi nợ Xương Rồng (quận Bình Thạnh) cũng bị xử phạt 700.000 đồng do sử dụng nhân viên không đủ điều kiện, tiêu chuẩn.

- Công ty TNHH Dịch vụ Đòi nợ Tai Ga (quận Gò Vấp) bị phạt 4 triệu đồng do hoạt động không đúng địa chỉ, nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh.

- Tháng 8-2012, PC64 xử phạt 10,3 triệu đồng đối với Công ty Đòi nợ Song Long (phường 2, quận Tân Bình) do lỗi không có giấy phép chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và sử dụng nhân viên không đủ điều kiện, tiêu chuẩn.

Người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ phải có đủ điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định.

Phải nộp cho công an nơi đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, hợp đồng dịch vụ đòi nợ (bản sao) trước khi thực hiện hợp đồng;

Phải thông báo bằng văn bản cho công an phường sở tại nơi thực hiện hợp đồng đòi nợ biết trước khi thực hiện và chỉ được hoạt động dịch vụ đòi nợ trong phạm vi pháp luật cho phép, được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền.

(Theo Thông tư 33/2010 của Bộ Công an)

ÁI NHÂN. (Pháp luật TP.HCM).

 

Đóng góp ý kiến


Làm mới

Thư ngỏ của Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov

 

Logo Hoi moi

 Trước tình hình dịch Covid-19 tại Ucraina diễn biến phức tạp, Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov đã thành lập một nhóm liên lạc giữa lãnh đạo các tổ chức hội đoàn, đ kịp thời trao đổi thông tin và có biện pháp giúp đ bà con cộng đồng khi cần thiết. (Xem bài)

Địa chỉ các cơ sở y tế làm dịch vụ xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Kharkiv

 

Covid19 xetnghiem2

Hiện nay, người dân Kharkiv có thể làm xét nghiệm virus SARS-COV-2 (Covid-19) tại ba cơ sở y tế: "Trung tâm y tế Sức khỏe" ("Медицинский центр здоровья"), "Em bé của bạn - Gia đình của bạn" ("Your Baby-Your Family") và "Evviva" ("Эввива"). (Xem bài)

 

 

Hướng dẫn của Bộ Y tế Ucraina về quy trình tự cách ly

 

Benhnhan cum2016

Tự cách ly là tránh tiếp xúc với người khác nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm. Tự cách ly được thực hiện khi có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh (tiếp xúc ở khoảng cách dưới 2 mét trong thời gian trên 15’). Khi tự cách ly, cần ghi nhớ và tuân thủ các khuyến cáo về vệ sinh cá nhân(Xem bài)

 

Những điều cần lưu ý khi tiêm chủng ngừa Covid-19

 

Tiemchung 22321

Mặc dù Bộ Y tế Ucraina không quy định gì cụ thể, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyên mọi người nên làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi tiêm vaccine chống Covid-19, để phòng trường hợp bị biến chứng. (Xem bài)