Những điều cần lưu ý khi tiêm chủng ngừa Covid-19 PDF. In
Thứ bảy, 08 Tháng 5 2021 13:23

Các nhà sản xuất và bác sỹ không phải chịu trách nhiệm về biến chứng ở người được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Mặc dù những trường hợp này rất ít khi xảy ra, nhưng tốt nhất vẫn nên đề phòng để giảm thiểu tối đa các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ bị đông máu và các phản ứng dị ứng mạnh khác.

Tiemchung 22321

Cần m những t nghiệm trước khi tiêm chủng?

Bộ Y tế Ucraina không có bất cứ khuyến cáo nào về việc cần làm xét nghiệm trước khi tiêm vaccine ngừa Covid-19, kể cả xét nghiệm virus corona hoặc kháng thể đối với SARS-CoV2. Tất cả các nguy cơ biến chứng, dị ứng… đều do bác sỹ xác định tại chỗ, trên cơ sở tờ khai y tế được phát cho đương sự tự khai ngay trước khi tiêm chủng.

Tờ khai y tế nói trên có tổng cộng 7 câu hỏi. Người chuẩn bị tiêm chủng cần ghi rõ trước đây đã từng bị phản ứng đối với vaccine gì, có bệnh mãn tính gì, có bị rối loạn tạo máu hay không… Cũng tại điểm tiêm chủng, bác sỹ sẽ đo nhiệt độ và huyết áp, hỏi xem bạn có bị dị ứng gì không. Nếu bạn đang bị sốt, việc tiêm chủng phải rời sang ngày khác.

Sau khi tiêm vaccine, bạn phải ngồi lại điểm tiêm chủng 30 phút để theo dõi có phản ứng gì không. Nếu xảy ra sốc phản vệ, các y bác sỹ có đủ điều kiện cần thiết để giải quyết tại chỗ.

Lời khuyên của chuyên gia

Mặc dù Bộ Y tế không khuyến cáo, nhưng chuyên gia truyền nhiễm Inna Andrusovich từ Kharkiv vẫn khuyên mọi người nên làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi tiêm vaccine chống Covid-19.

Theo lời bà, tốt nhất nên xét nghiệm máu lâm sàng (клинический анализ крови), chỉ số viêm cấp tính (C-реактивный белок) và chỉ số đông máu (коагулограмма). Các xét nghiệm này cho phép xác định bạn có nguy cơ bị đông máu hay không. Bên cạnh đó, cũng có thể làm xét nghiệm kháng thể nCoV, để đề phòng trường hợp bạn bị nhiễm dịch nhưng không có triệu chứng.

Bà Inna Andrusovich khuyên những người có nguy cơ đông máu không nên vội tiêm chủng ngừa Covid-19, mà trước hết cần gặp bác sỹ gia đình hoặc bác sỹ tim mạch để giải quyết vấn đề này. Sau khi chữa trị, điều chỉnh các chỉ số về bình thường mới tiêm chủng. Các báo cáo khoa học đều kết luận rằng các trường hợp bị đông máu đều xảy ra ở những người đã có nguy cơ tiềm ẩn trước khi tiêm vaccine. Vì vậy, phải hết sức cẩn trọng với vấn đề này. Những người đã được bác sỹ chỉ định thuốc kháng đông máu, cần tuân thủ đúng lộ trình, không được bỏ giữa chừng.

Nếu xét nghiệm kháng thể cho chỉ số trên 5 đơn vị, thì trường hợp này cũng không nên tiêm vaccine vội, mà nên đợi kháng thể giảm xuống. Theo khuyến cáo của WHO, những người có kháng thể từ 1 đến 5 nên tiêm một liều vaccine. Nếu kháng thể dưới 1 đơn vị mới tiêm đủ cả hai liều.

Trước khi tiêm chủng, bạn cần có cảm giác hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu bị sổ mũi, đau họng, thân nhiệt cao… hãy tạm hoãn tiêm vaccine cho đến khi hết hẳn các triệu chứng đó.

Cần m nếu bị phản ứng sau khi tiêm vaccine?

Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19, hãy báo ngay cho bác sỹ gia đình. Tất cả thông tin liên quan đến tiêm chủng đều được lưu vào dữ liệu điện tử, vì thế bác sỹ gia đình sẽ nhìn thấy ngay bạn đã được tiêm loại vaccine gì, số lô sản xuất và hạn sử dụng…

Để tránh bị đông máu, Trung tâm chuyên gia Bộ Y tế Ucraina khuyến cáo mọi người khẩn trương liên hệ với bác sỹ nếu cảm thấy bị khó thở, đau ngực, xưng phù chân và thường xuyên đau bụng, đau đầu đột ngột và có chiều hướng tăng nặng, mờ mắt, thâm quầng xung quanh chỗ tiêm… trong vòng mấy ngày sau khi tiêm vaccine.

Những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine:

- Đau, xưng, tấy đỏ chỗ tiêm.

- Sốt hoặc mệt mỏi.

- Đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp.

- Xưng hạch.

- Buồn nôn.

- Mất sức.

- Mất ngủ.

Các triệu chứng này có thể kéo dài trong mấy ngày. Nếu tình trạng xấu đi, cần liên hệ với bác sỹ để được tư vấn.

Thanh Hải. Theo Segodnya.

 

Đóng góp ý kiến


Làm mới

Thư ngỏ của Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov

 

Logo Hoi moi

 Trước tình hình dịch Covid-19 tại Ucraina diễn biến phức tạp, Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov đã thành lập một nhóm liên lạc giữa lãnh đạo các tổ chức hội đoàn, đ kịp thời trao đổi thông tin và có biện pháp giúp đ bà con cộng đồng khi cần thiết. (Xem bài)

Địa chỉ các cơ sở y tế làm dịch vụ xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Kharkiv

 

Covid19 xetnghiem2

Hiện nay, người dân Kharkiv có thể làm xét nghiệm virus SARS-COV-2 (Covid-19) tại ba cơ sở y tế: "Trung tâm y tế Sức khỏe" ("Медицинский центр здоровья"), "Em bé của bạn - Gia đình của bạn" ("Your Baby-Your Family") và "Evviva" ("Эввива"). (Xem bài)

 

 

Hướng dẫn của Bộ Y tế Ucraina về quy trình tự cách ly

 

Benhnhan cum2016

Tự cách ly là tránh tiếp xúc với người khác nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm. Tự cách ly được thực hiện khi có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh (tiếp xúc ở khoảng cách dưới 2 mét trong thời gian trên 15’). Khi tự cách ly, cần ghi nhớ và tuân thủ các khuyến cáo về vệ sinh cá nhân(Xem bài)

 

Những điều cần lưu ý khi tiêm chủng ngừa Covid-19

 

Tiemchung 22321

Mặc dù Bộ Y tế Ucraina không quy định gì cụ thể, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyên mọi người nên làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi tiêm vaccine chống Covid-19, để phòng trường hợp bị biến chứng. (Xem bài)