Ngày 16/2, Việt Nam có 34.737 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, tiếp tục xu hướng tăng PDF. In
Thứ tư, 16 Tháng 2 2022 18:23

Tính từ 16 giờ ngày 15/2 đến 16 giờ ngày 16/2, Việt Nam ghi nhận 34.737 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, tăng 2.936 ca so với ngày trước đó.

covid-70222
Triển khai các biện pháp phòng dịch COVID-19
tại trường học. Ảnh: TTXVN

Trong số các ca nhiễm mới, có 14 ca nhập cảnh và 34.723 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.936 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 25.026 ca trong cộng đồng).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Lạng Sơn (giảm 232 ca), Hải Dương (giảm 209 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (giảm 196 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Thái Nguyên (tăng 1.203 ca), Quảng Ninh (tăng 290 ca), Hồ Chí Minh (tăng 279 ca).

Bộ Y tế vừa đính chính số ca nhiễm mới của Hậu Giang đã thông báo ngày 15/2/2022. Cụ thể, do nhầm lẫn trong quá trình nhập số liệu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hậu Giang đã đăng ký nhầm 13 ca nhiễm mới trong ngày tại tỉnh là ca nhập cảnh. Do đó số liệu ca nhiễm mới của ngày 15/2/2022 điều chỉnh lại như sau:

Hậu Giang có 13 ca nhiễm mới trong nước. Như vậy, ngày 15/2, Việt Nam ghi nhận 31.814 ca nhiễm mới trong đó có 14 ca nhập cảnh và 31.800 ca trong nước tại 63 tỉnh, thành phố (có 22.883 ca trong cộng đồng).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 28.869 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 198 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại: TP Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.606.824 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 26.396 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.599.624 ca, trong đó có 2.246.338 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (517.097), Bình Dương (293.277), Hà Nội (179.931), Đồng Nai (100.228), Tây Ninh (88.867).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 6.882 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi là 2.249.155 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.826 ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 15/2 đến 17 giờ 30 ngày 16/2 ghi nhận 66 ca tử vong tại:

Tại TP Hồ Chí Minh có 2 ca từ các tỉnh chuyển đến: An Giang (1), Long An (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác gồm: Hà Nội (15), Thanh Hóa (10 ca trong 02 ngày), Đà Nẵng (5), Quảng Nam (4), Vĩnh Long (4), Bình Thuận (3), Bắc Giang (2), Bình Định (2), Đồng Tháp (2), Hòa Bình (2), Lạng Sơn (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Ninh (1), Cà Mau (1), Đồng Nai (1), Gia Lai (1), Ninh Bình (1), Phú Thọ (1), Phú Yên (1), Quảng Bình (1), Quảng Ngãi (1), Tây Ninh (1), Thái Nguyên (1), Yên Bái (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 82 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.188 ca, chiếm tỷ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 15/2, cả nước có 413.574 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 186.892.927 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.238.754 liều, tiêm mũi 2 là 74.805.128 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 32.849.045 liều.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

Các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

Theo báo Tin tức.

 

Đóng góp ý kiến


Làm mới

Thư ngỏ của Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov

 

Logo Hoi moi

 Trước tình hình dịch Covid-19 tại Ucraina diễn biến phức tạp, Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov đã thành lập một nhóm liên lạc giữa lãnh đạo các tổ chức hội đoàn, đ kịp thời trao đổi thông tin và có biện pháp giúp đ bà con cộng đồng khi cần thiết. (Xem bài)

Địa chỉ các cơ sở y tế làm dịch vụ xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Kharkiv

 

Covid19 xetnghiem2

Hiện nay, người dân Kharkiv có thể làm xét nghiệm virus SARS-COV-2 (Covid-19) tại ba cơ sở y tế: "Trung tâm y tế Sức khỏe" ("Медицинский центр здоровья"), "Em bé của bạn - Gia đình của bạn" ("Your Baby-Your Family") và "Evviva" ("Эввива"). (Xem bài)

 

 

Hướng dẫn của Bộ Y tế Ucraina về quy trình tự cách ly

 

Benhnhan cum2016

Tự cách ly là tránh tiếp xúc với người khác nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm. Tự cách ly được thực hiện khi có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh (tiếp xúc ở khoảng cách dưới 2 mét trong thời gian trên 15’). Khi tự cách ly, cần ghi nhớ và tuân thủ các khuyến cáo về vệ sinh cá nhân(Xem bài)

 

Những điều cần lưu ý khi tiêm chủng ngừa Covid-19

 

Tiemchung 22321

Mặc dù Bộ Y tế Ucraina không quy định gì cụ thể, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyên mọi người nên làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi tiêm vaccine chống Covid-19, để phòng trường hợp bị biến chứng. (Xem bài)